18 C
Vietnam
Thứ năm, Tháng mười hai 5, 2024
HomeSự KiệnPhạt nguội là gì? Những quy định và các cách tra cứu...

Phạt nguội là gì? Những quy định và các cách tra cứu phạt nguội

Date:

Tin Cùng Chủ Đề

Audi A7 tự lái vượt gần 900 km

Hãng xe Đức để chiếc sedan tự vượt hành...

Khách hàng than nhức đầu với công nghệ xe hơi

Khách hàng phàn nàn về sự phức tạp của...

Ôtô tự nhận biết khi bị cào xước

Khi bị ai đó vô tình hay cố ý...

Công nghệ xe hơi với những tên gọi đánh đố

Ngoài việc tung ra những công nghệ và thiết...

Công nghệ dành cho lái xe tàn tật

Những hệ thống hỗ trợ lái chủ động cho...

Phạt nguội là hình thức xử phạt đối với các trường hợp vi phạm luật giao thông đường bộ thông qua hệ thống camera được lắp trên các tuyến đường cao tốc, một số các ngã tư, là trọng điểm giao thông có ghi nhận được các hành vi vi phạm giao thông của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông và truyền những thông tin này về trung tâm xử lý.

Tại sao phải tra cứu phạt nguội?

Việc tra cứu phạt nguội giúp bạn kiểm tra chính xác liệu xe ô tô của mình có vi phạm luật giao thông đường bộ hay không. Đồng thời, tra cứu phạt nguội giúp bạn chủ động hơn trong việc nộp phạt và thực hiện các công tác xử lý khi bản thân vi phạm luật an toàn giao thông.

Các cách tra cứu phạt nguội

Mọi người có thể dễ dàng tra cứu phạt nguội theo các hướng dẫn đơn giản sau của Oto360:

Cách 1: Tra cứu phạt nguội trên website Cục Cảnh sát giao thông

Bước 1: Truy cập website tra cứu phương tiện vi phạm của Cục CSGT: https://www.csgt.vn/

Bước 2: Bên góc phải với mục “Tra cứu phương tiện vi phạm giao thông qua hình ảnh” -> Nhập đầy đủ thông tin:

  • “Biển kiểm soát” của phương tiện
  • “Loại phương tiện” cần kiểm tra
  • “Mã bảo mật”

Bước 3: Chọn “Tra cứu” và chờ kết quả

  • Nếu xe bạn có vi phạm và bị phạt nguội, hệ thống sẽ hiển thị đầy đủ thông tin về thời gian, địa điểm vi phạm, đơn vị phát hiện vi phạm, thông tin số điện thoại đơn vị xử lý vi phạm.
  • Nếu xe bạn không vi phạm, trang web sẽ hiện dòng chữ “Không tìm thấy kết quả!”

Cách 2: Tra cứu phát nguội trên website của Cục Đăng Kiểm Việt Nam

Bước 1: Truy cập vào website cục Cục Đăng Kiểm Việt Nam: http://www.vr.org.vn/

Bước 2: Ở bảng “Tra cứu dữ liệu” -> Chọn “Phương tiện xe cơ giới cho chủ phương tiện”

Bước 3: Nhập đầy đủ thông tin: “Biển đăng ký”, “Số tem, giấy chứng nhận hiện tại”, “Nhập mã xác thực”

  • Đối với những xe có biển 5 số: Người dùng thêm chữ cái T và cuối biển trắng, chữ X vào cuối biển xanh và thêm chữ V vào cuối biển vàng.
  • Đối với số tem, giấy chứng nhận, người dùng nhập dấu “-” phân cách giữa chữ cái và chữ số.

Bước 4: Chọn mục “Tra cứu” -> Màn hình hiển thị thông báo của cơ quan chức năng liên quan đến phương tiện tra cứu ở phía dưới cùng

  • Nếu xe vi phạm và bị phạt nguội, thông tin sẽ được liệt kê trong phần kết quả.
  • Nếu phần này không hiển thị gì, có nghĩa phương tiện đang tra cứu không vi phạm và không bị phạt nguội, phương tiện có thể đăng kiểm bình thường.
  • Nếu mục này xuất hiện khung màu đen kèm với thông tin xử lý vi phạm bên trong, nghĩa là phương tiện này chưa hoàn thành việc đóng phạt nguội và sẽ không được đăng kiểm.

Cách 3: Tra cứu phạt nguội trực tiếp trên trang web của Sở Giao thông vận tải

Cách tra cứu này chỉ có thể áp dụng được với những tỉnh, thành phố có tích hợp tra cứu phạt nguội trên website như Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng,… Sau khi truy cập vào website, chủ phương tiện cần nhập đầy đủ và chính xác thông tin theo yêu cầu để tiến hành tra cứu.

Cách 4: Sử dụng ứng dụng trên thiết bị di động

Người dân có thể sử dụng các ứng dụng tra cứu phạt nguội trên nền tảng Android và IOS.

Trường hợp nộp chậm/không nộp phạt nguội thì sẽ xử lý như thế nào?

cách tra cứu phạt nguội

Có rất nhiều trường hợp được gửi phạt nguội nhưng chỉ vài người trong số đó chấp hành nộp phạt. Vì thế pháp luật đã có những quy định về việc nộp phạt nguội: 

Theo khoản 1, điều 73, Luật Xử ý vi phạm hành chính 2012

Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính phải chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận quyết định; trường hợp ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn đó.

Theo khoản 1 Điều 78 Luật Xử lý vi phạm hành chính

Nếu không nộp phạt nguội đúng hạn, thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp phạt thì phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp

Công thức tính Số tiền phạt nguội = Số tiền phạt chưa nộp + (Số tiền phạt chưa nộp x 0,05% x Số ngày nộp chậm)

Theo khoản 12 Điều 80 Nghị định 100/2019/NĐ-CP

Quá hạn nộp phạt, CSGT sẽ gửi thông báo cho cơ quan đăng kiểm để đưa vào cảnh báo phương tiện liên quan đến vi phạm hành chính trên Chương trình Quản lý kiểm định, và phương tiện vi phạm sẽ không thể thực hiện kiểm định. Trường hợp quá hạn đăng kiểm sẽ bị phạt rất nặng, cao nhất có thể lên đến 16 triệu đồng.

Theo Nghị định 166/2013/NĐ-CP

Cơ quan có thẩm quyền xử lý có quyền dùng các biện pháp cưỡng chế người vi phạm thi hành quyết định xử phạt, cụ thể:

  • Bị khấu trừ một phần tiền lương hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tiền từ tài khoản
  • Bán đấu giá những tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt
  • Trong trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm cố tình thực hiện hành vi tẩu tán tài sản, cơ quan có thẩm quyền sẽ thu tiền, tài sản của đối tượng do cá nhân, tổ chức khác đang nắm giữ
  • Buộc người vi phạm thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả.

Những thông tin bên lề liên quan đến vấn đề phạt nguội:

Sau khi nắm thông tin về các trường hợp vi phạm, trung tâm xử lý sẽ bắt đầu truy xuất và tìm ra chủ nhân của các phương tiện vi phạm. Họ sẽ gửi thông báo đến đối tượng vi phạm và mời họ đến cơ quan công an để làm việc và nhận mức phạt ứng với lỗi vi phạm.

Hiện nay, theo Nghị định 100 ban hành năm 2019, Cảnh sát giao thông còn được dùng hình ảnh người dân cung cấp để xử phạt. Cụ thể:

  • Người có thẩm quyền xử phạt được sử dụng các thông tin, hình ảnh thu được từ thiết bị ghi âm, ghi hình của cá nhân, tổ chức cung cấp để làm căn cứ xác minh, phát hiện hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông quy định tại Nghị định này.
  • Những kết quả thu được từ các phương tiện, thiết bị (không phải là phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ) do cá nhân, tổ chức cung cấp sẽ được chuyển hóa thành các chứng cứ để xác định vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.

Ngoài ra, theo Thông tư 65, Cảnh sát giao thông còn được xử phạt dựa vào video trên Facebook. Thông tư này xác định thông tin, hình ảnh phản ánh vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ được tiếp nhận từ các nguồn sau:

  • Ghi thu được bằng thiết bị kỹ thuật của tổ chức, cá nhân;
  • Đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội.

Một điểm khác biệt dễ dàng nhận ra của phạt nguội so với phạt nóng chính là các vi phạm được xử lý sau khi các phương tiện đã vi phạm được một khoảng thời gian nhất định. Với hình thức phạt này, chủ các phương tiện vi phạm không bị xử lý ngay khi vi phạm luật mà hình ảnh của vụ vi phạm ấy sẽ được ghi lại bằng hệ thống camera lắp đặt trên đường phố và gửi về cho trung tâm xử lý.

Phạt nóng là hình thức xử phạt trực tiếp ngay khi đại diện CSGT bắt gặp các trường hợp vi phạm. Khi phát hiện ra các đối tượng vi phạm, họ sẽ ra hiệu chủ phương tiện dừng xe, xuất trình giấy tờ và nộp phạt theo mức phí đã quy định.

Ở thời điểm hiện tại, luật pháp Việt Nam chưa đưa ra những quy định rõ ràng về vấn đề hành vi nào sẽ bị phạt nóng, hành vi nào sẽ bị phạt nguội. Nhìn chung, những trường hợp bị cảnh sát giao thông trực tiếp phát hiện và xử lý thì sẽ chịu “phạt nóng” còn những trường hợp được phát hiện camera giao thông thì sẽ nhận “phạt nguội”.

Một số lỗi vi phạm giao thông thường gặp dẫn tới bị phạt nguội

Trường hợp nào người tham gia giao thông bị phạt nguội và các mức phạt nguội như thế nào? Việc người tham gia vi phạm giao thông được ghi lại thông qua thiết bị ghi âm, ghi hình hoàn toàn có thể được sử dụng làm căn cứ để phạt nguội. Sau đây Oto360 sẽ cung cấp cho bạn một số lỗi vi phạm giao thông thường gặp dẫn tới bị phạt nguội và từng mức phạt theo quy định tại Ngị đĩnh 100/2019/NĐ-CP:

STT

Hành vi vi phạm

Mức phạt

Xe máy

Ô tô

1

Chuyển làn không có tín hiệu báo trước (Không xi nhan)

100.000 – 200.000 đồng

(Điểm i khoản 1 Điều 6)

400.000 – 600.000 đồng

(Điểm a khoản 2 Điều 5)

03 – 05 triệu đồng nếu vi phạm trên đường cao tốc

(Điểm g khoản 5 Điều 5)

2

Chuyển hướng không có tín hiệu báo hướng rẽ

400.000 – 600.000 đồng

(Điểm a khoản 3 Điều 6)

800.000 – 01 triệu đồng

(Điểm c khoản 3 Điều 5)

3

Vượt đèn đỏ, đèn vàng

(Lưu ý: Đèn tín hiệu vàng nhấp nháy thì được đi nhưng phải giảm tốc độ)

600.000 – 01 triệu đồng

(Điểm e khoản 4 Điều 6)

03 – 05 triệu đồng

(Điểm a khoản 5 Điều 5)

4

Đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định (Đi sai làn)

400.000 – 600.000 đồng

(Điểm g khoản 3 Điều 6)

03 – 05 triệu đồng

(Điểm đ khoản 5 Điều 5)

 

5

Đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”

01 – 02 triệu đồng

(Khoản 5 Điều 6)

03 – 05 triệu đồng

(Điểm c khoản 5 Điều 5)

6

Không đội mũ bảo hiểm hoặc đội nhưng không cài quai đúng quy cách

200.000 – 300.000 đồng

(Điểm i khoản 2 Điều 6)

Không áp dụng đối với ô tô

7

Đi vào đường có biển báo cấm phương tiện đang điều khiển

400.000 – 600.000 đồng

(Điểm i khoản 3 Điều 6)

01 – 02 triệu đồng

(Điểm b khoản 4 Điều 5)

8

 

 

 

 

Điều khiển xe chạy quá tốc độ

200.000 – 300.000 đồng nếu chạy quá tốc độ từ 05 – dưới 10 km/h

(Điểm c khoản 2 Điều 6)

800.000 – 01 triệu đồng nếu chạy quá tốc độ từ 05 – dưới 10 km/h

(Điểm a khoản 3 Điều 5)

600.000 – 01 triệu đồng nếu chạy quá tốc độ từ 10 – 20 km/h

(Điểm a khoản 4 Điều 6)

03 – 05 triệu đồng nếu chạy quá tốc độ từ 10 – 20 km/h

(Điểm i khoản 5 Điều 5)

Hi vọng rằng qua bài viết trên, Oto360 sẽ giúp bạn hiểu rõ về việc phạt nguội cũng như nắm được những thao tác đơn giản để tra cứu phạt nguội.

    Đăng ký lái thử xe

    Tin Mới Nhất

    LEAVE A REPLY

    Please enter your comment!
    Please enter your name here